Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Áo bà ba, vẻ đẹp thuần hậu

Nếu chiếc áo dài, biểu tượng của hình ảnh phụ nữ Việt Nam nói chung, mang nhiều sắc thái khác nhau, khi duyên dáng thướt tha, khi sang trọng, đài các, khi tinh khôi, nền nã, khi đằm thắm, dịu dàng thì chiếc áo bà ba lại mang một vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, đảm đang. Bởi lẽ, nó thường được người phụ nữ Nam Bộ vận khi làm đồng, khi lao động.

Trong khi, các trang phục truyền thống khác thường có sự tương xứng theo cặp nam và nữ: áo tứ thân đi với áo the, khăn xếp; áo dài đi với comple... Riêng áo bà ba thì cả nam nữ đều chung một kiểu. Cũng bởi bà ba không cầu kỳ, người Nam Bộ ưa mặc nó vì sự tiện dụng, mặc được cả khi làm đồng, khi đi chợ, đi chơi. Áo bà ba giản dị như thế, nhưng nó luôn có một vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng. Đặc biệt, không biết từ bao giờ, chiếc áo bà ba kết hợp với khăn rằn, nón lá đã trở thành một biểu trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nam Bộ.
. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Áo bà ba giản dị, không có cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, dải khuy cài khít từ cổ áo chạy xuống, tà xẻ vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, ôm gọn gàng lấy thân hình người phụ nữ. Áo kết hợp với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân, làm đẹp thêm vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại. Áo là biểu tượng, là tâm hồn của quê hương xứ sở, là hồn Việt trải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam
.
Gần gũi với cuộc sống lao động
Về nguồn gốc, có người cho rằng chiếc áo bà ba Nam Bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá. Cụ thể hơn đó là kiểu trang phục của người "BaBa"- một nhóm người Hoa sống trên đảo Pinang thuộc Malaysia ngày nay. Có người lại cho rằng, áo bà ba là sự chuyển đổi từ chiếc áo lá và áo xá xẩu may bằng vải buồm đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt... Áo bà ba thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài nút nhựa do ảnh hưởng phương Tây.

Vải để may áo bà ba luôn là loại vải mềm, mát để phù hợp với khí hậu Nam Bộ nóng ẩm, với hai mùa mưa nắng. Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long xưa thường mặc bà bà đen khi lao động, khi đi làm đồng, bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ. Vải may là loại vải một, vải ú, vải sơn đầm... rất mau khô sau khi giặt. Áo lại được xẻ tà ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to, tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như tiền bạc, gim băng... Áo bà ba được phụ nữ Nam Bộ mặc cả lúc đi làm, đi chợ, hay diện đi chơi. Lúc đi chơi, họ thường chọn những màu sáng sủa như màu trắng, màu xám tro. Còn đối với các cô, các bà giàu có thì chọn màu mạ non, xanh lơ nhạt... với chất liệu vải đắt tiền như the, lụa. 

Những cách điệu trên áo bà ba
Áo bà ba bắt đầu được cách điệu vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Một thời gian, thành thị miền Nam phổ biến kiểu áo bà ba ráp tay raglan, đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu vai raglan này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo lại liền từ cổ tới nách. Bà ba vai raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với eo lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.

Chiếc áo bà ba ngày nay tinh tế và thanh nhã hơn và vẫn thường được may theo kiểu chiết eo khít lấy thân người, tà xẻ sâu hơn một chút, tôn lên đường cong duyên dáng, mềm mại, dáng vẻ thướt tha, uyển chuyển của người phụ nữ. Cổ áo thì nhiều kiểu, nhưng phổ biến nhất là cổ tim và cổ tròn. 

Dù vậy, ngày nay ít thấy áo bà ba xuất hiện trên đường phố, ngay cả khi về các vùng quê, khi mà các kiểu thời trang công sở, dạ hội, dạo phố, muôn màu muôn vẻ, chiếc áo bà ba mang một nét quê mùa, mộc mạc, tuy rất đỗi thân thương, nhưng dường như không còn phù hợp lắm với nếp sống hiện đại nữa. Thường chỉ còn các bà, các mẹ là vẫn còn chung thủy với nếp áo thân thương ấy. 

Khi mà chiếc áo dài tha thướt vẫn hiện hữu tại các buổi lễ hội, vẫn tung bay duyên dáng trên đường phố, thì chiếc áo bà ba lại nép sâu vào ký ức một thời. Nếu cách tân đối với áo dài dễ dàng hòa hợp hơn với các sắc màu, hoa văn, các kiểu dáng, các chất liệu, thì áo bà ba chỉ chung thủy với một kiểu dáng, một gu màu sắc, và một kiểu chất liệu, tất cả đều phải mộc mạc, nền nã, giản dị, không thể khác được. Có lẽ chính điều đó khiến cho áo bà ba khó thích hợp với cuộc sống hiện đại, nhưng cũng chính điều đó đã làm nên một nét đẹp riêng, một cái duyên riêng, không pha lẫn của áo bà ba. 

Chiếc áo bà ba có lẽ đẹp nhất khi nó gắn với hình ảnh người con gái Nam Bộ với vóc dáng nhỏ nhắn vươn mình đẩy mái chèo cho con thuyền lướt nhanh trên dòng nước. Trong chiến tranh lửa đạn, tà áo bà ba ấy đã in sâu trong ký ức của biết bao người dân Việt, nó gắn bó với hình ảnh các mẹ, các chị Nam Bộ bất khuất, kiên cường. 

“Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm, thấp thoáng con xuồng bé nhỏ đến mong manh, nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ, Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời”. Ai đã từng ngồi trên những con xuồng nhỏ xuôi dòng Hậu Giang, lắng nghe câu hò, điệu lý Nam Bộ ngọt ngào, ngắm tà áo bà ba mềm mại bay trong gió, chắc chắn sẽ còn mãi trong lòng những dư vị không quên.
Có nhiều giả thiết về lịch sử của chiếc áo bà ba:
1. Áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Hậu Lê.
2. Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX được Trương Vĩnh Ky cách tân từ áo của người dân đảo Pénang, Malaysia (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt.
3. Áo bà ba có nét giống cái “áo đàn ông cổ tròn và cửa ống tay hẹp” mà Lê Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ XVIII. 

Minh Nguyệt

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Cách chọn áo thun đẹp


Một chiếc Áo thun chuẩn phải đẹp từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc cho đến chiếc logo và cả những thông điệp được in trên nó. Và dưới đây là những bí quyết giúp bạn chọn được cho mình một chiếc áo phù hợp.

Hầu hết Áo thun chúng ta mặc ngày nay đều làm từ sợi vải cotton, polyester và sự pha trộn của hai thứ vải này với nhau. Việc may một chiếc Áo thun cũng khá đơn giản. Hiện nay, mọi quy trình đều được tự động hóa bằng máy, từ quy trình cắt, vắt sổ đến ráp các mảnh áo lại với nhau. Song, công đoạn quan trọng nhất thể hiện đẳng cấp của một chiếc Áo thun tốt là dệt vải. Vải áo dệt càng mỏng, áo mặc càng mát và nhẹ. Mồ hôi sẽ nhanh thấm và thoát ra khỏi thớ vải khi gặp gió, vì thế luôn tạo cảm giác khô thoáng và thoải mái.

Một chiếc Áo thun trắng trơn có thể sẽ mang lại cảm giác đơn điệu cho cả người mặc và người nhìn. Bởi thế, việc thiết kế và nhuộm màu cho áo không chỉ có "đất sống" mà còn có rất nhiều không gian để "tung tẩy". Có hẳn một loại mực chuyên dụng cho việc in Áo thun. Riêng với những loại có in hình họa hoặc logo, người ta sẽ sử dụng các miếng dán hình thú, đá trang trí, đồ phụ kiện thêu rồi là "chết" lên áo.

Sau này, kĩ thuật in laser cho phép in tất cả các hình muốn thể hiện lên mặt áo. Ngay từ thập niên 1960, Áo thun có in hình đã trở thành mốt thời thượng khi các ban nhạc rock đi vòng quanh thế giới quảng bá cho tour diễn của mình với những chiếc Áo thun có những hình vẽ rất ấn tượng.

Năm 1980, máy nhuộm áo nhiệt độ ra đời, nghĩa là màu áo có thể thay đổi theo nhiệt độ. Tuy nhiên, loại áo "thông minh" này lại không được chuộng lắm bởi chất nhuộm bám lên áo dễ bị phân hủy khi giặt. Và chỉ một thời gian ngắn sau, chiếc áo không còn được như ban đầu mà biến thành hỗn hợp màu loang lổ rất mất thẩm mỹ. Công nghệ nhuộm màu cho Áo thun đặc biệt quan trọng, nó ít nhiều phụ thuộc vào chất liệu thun thấm được độ đậm đặc của màu đến đâu.

Cho dù Áo thun có hình họa phổ biến từ những năm 1960, song phải 30 năm sau, chiếc áo có in hình logo mới thật sự làm khuynh đảo giới trẻ. Những nhà thiết kế danh giá của Calvin Klein, Fubu, Ralph Lauren và The Gap đã nhảy vào "cuộc chiến" để đưa ra các mẫu logo gắn liền với thương hiệu Áo thun của họ.

Sang năm 2000, loại Áo thun có in khẩu hiệu và những lời châm biếm rục rịch xuất hiện trên thị trường. Công chúa nhạc Pop một thời Britney Spears và cô nàng đỏng đảnh Paris Hilton là những người đi tiên phong trong trào lưu mặc Áo thun in những khẩu hiệu gây sốc

Xu thế màu sắc của Áo thun càng ngày càng nền nã và bớt "kịch tính" hơn. Nếu năm 2006, các sàn diễn Thời trang thế giới tràn ngập Áo thun tông màu nổi như da cam, đỏ, tím thì năm 2007, các gam màu đã được tiết chế cho giảm sắc độ xuống. Bởi thế, những tông màu cơ bản của Thời trang như đỏ, đen và trắng vẫn luôn giữ vị thế số một.

Sành chọn Áo thun



Với nhiệm vụ thấm hút mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể, Áo thun tốt nhất nên được làm 100% cotton. Khi được pha thêm polyester nhằm tạo độ co giãn, các tính năng trên của Áo thun sẽ giảm đi, song nó lại tạo ra những đường lượn gợi cảm cho người mặc. Đó là lý do đàn ông luôn thích Áo thun làm hoàn toàn từ vải cotton, còn phụ nữ lại chuộng áo có chất co giãn để tăng thêm nét quyến rũ. Tất nhiên, chiếc Áo thun đẹp hay không còn phụ thuộc vào chính người mặc nó.

- Cổ cao: Nên mặc Áo thun có cổ, bẻ ra bên ngoài để rút bớt độ ngắn của cổ.

- Vai to, cổ ngắn: Áo thun hình cổ tim duyên dáng là lựa chọn số một. Kiểu cổ này giúp tạo điểm nhấn nơi chiếc áo, khiến người đối diện "quên" mất những nhược điểm của người đang mặc.

- Da trắng: Đây là nước da dễ "ăn" các màu của Áo thun nhất. Các màu như đỏ tươi, đỏ tím và đen sẽ mang lại cho bạn một ấn tượng khó phai.

- Da ngăm đen: Đừng đặt những chiếc Áo thun có màu tối vào tủ áo quần của bạn nữa, nó sẽ làm cho khuôn mặt bạn không được sáng và già đi trông thấy. Nên chọn các màu nhạt, dễ chịu như hồng phớt, xanh lơ, trắng để tôn dáng vóc của bạn lên.

- Kết hợp với váy: Áo thun chỉ hợp nhất với các chân váy dạng cứng, khỏe khoắn như váy jeans, váy kaki. Không mang Áo thun với váy lụa, vì nó sẽ khiến bạn trông hơi "khác người"

- Diện với quần tây: Hãy quên đi kiểu Thời trang hài hước này. Mặc Áo thun với quần tây ống đứng để đi làm chưa bao giờ là lựa chọn của những người có phong cách Thời trang.

- Đi với quần jeans và soóc: Bản thân Áo thun đã nói lên phong cách khỏe khoắn và đơn giản, nên dù là áo rộng, áo ôm, có cổ hay không cổ thì cách mặc với quần jeans và quần soóc vẫn được chuộng qua mọi thời đại.

Bí quyết giữ Áo thun được bền đẹp

- Áo thun được dệt tốt sẽ có độ chảy xệ ít hơn, nhưng để hạn chế sự bai giãn của áo, bạn nên phơi ngang áo trên dây. Tuyệt đối không phơi áo bằng cách treo móc vì áo sẽ có xu hướng chảy xệ theo chiều dọc.

- Không giặt áo bằng chất giặt có độ tẩy cao. Nếu vô tình giặt chung với một chiếc Áo thun màu trắng với những áo màu khác, chất tẩy trong bột giặt sẽ làm áo loang lổ. Luôn giặt áo ở nhiệt độ âm ấm khoảng 40oC.

- Phơi mặt trái của áo: Tốt nhất bạn nên phơi áo ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng gắt. Phơi mặt trái nhằm giữ cho màu sắc luôn tươi mới.

- Nên là mặt trái của áo: Áo thun 100% cotton hơi nhàu khi giặt xong. Bạn nên là mặt trái của áo để tránh làm chết màu sắc của vải, và bong tróc những hình ảnh, logo, khẩu hiệu in trên áo.
Tag : Mẹo làm đẹp , Girl xinh , Áo thun , Game trực tuyến , Game di động , Bóng đá...
N.H - (Theo SĐ)

Việt Báo (Theo_VnMedia).

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại

Trang phục yêu thích của phụ nữ Việt xa xưa rất đa dạng và phong phú.

Trang phục là một trong những sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục của riêng mình thể hiện cái hồn của dân tộc. Với dân tộc Việt, trang phục dân tộc qua thời gian luôn thay đổi để thích hợp với từng thời kỳ lịch sử khi sự phân chia, tranh giành quyền lực thường xuyên diễn ra.

Có thể nói thời kỳ nhà Lê là thời kỳ thăng hoa của trang phục phụ nữ Việt Nam khi giai đoạn này xuất hiện rất nhiều kiểu dáng và thiết kế vô cùng đa dạng. Nhưng nhìn chung các trang phục thời nhà Lê đều có thiết kế khá cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc bắt mắt. Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên các trang phục truyền thống thời kỳ nhà Lê chưa thoát khỏi cái bóng của vùng đất hùng mạnh này. Trang phục của phụ nữ Việt thời Lê có nhiều nét giống với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc  với phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo choàng này lại. Chính vì ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà bộ trang phục này không được nhiều người hưởng ứng.

Nhưng đến thời kỳ nhà Nguyễn các bộ quần áo đã được may thêm phần cổ áo và thắt lưng mang nét đặc trưng rất riêng của người Việt.
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Trang phục của phụ nữ Việt thời kỳ nhà Lê và Hậu Lê ( 2 ảnh trái) và thời kỳ nhà Nguyễn ( ảnh phải)
Cho đến thời kỳ hậu lệ bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu trang phục khác nhau và các bộ váy áo đã thể hiện được nét văn hóa riêng.
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Những bộ trang phục của phụ nữ thời kỳ Hậu Lê rất kín đáo với nhiều lớp áo mang nhiều màu sắc khác nhau. Đặc trưng nhất vẫn là phần ống tay rộng

Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Một hình thức trang phục thấy khá phổ biến nữa là trang phục hầu gái (hay quan hầu trong cung). Áo cổ tròn, có thể vạt áo dài hay ngắn, váy đơn hay xếp lớp, tay áo rộng hay hẹp… Có thể áo cổ tròn này là một dạng đặc trưng của hầu cận thời Lê.
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Triều đại nhà Lý từ thế kỷ 11-13 có 2 trang phục tiêu biểu. Đầu tiên là trang phục được đặc trưng bởi chiếc mũ đội đầuáo choàng lửng khá đơn giản và mộc mạc. Trong khi đó thiết kế đời sau có phần cầu kỳ và điệu đà hơn với nhiều lớp áo choàng
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Đến nhà Trần từ thế kỷ 13-16, trang phục dân tộc của phụ nữ được chia làm 2 giai đoạn. Từ thế kỷ 13-15 đặc trưng với áo có phần ống tay rộng, phần áo choàng có cổ áo khoét sâu rộng, bên trong mặc một chiếc yếm quây. Đến thế kỷ 15-16, thời kỳ cuối nhà Trần, đầu nhà Lê, phần cổ áo đã được may kín đáo hơn với phần cổ tròn, ống tay gọn gàng hơn. Tuy nhiên, màu sắc lại có phần cầu kỳ và bắt mắt hơn
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Mẫu trang phục thời nhà Lý vẫn khai thác cấu trúc nhiều lớp áo nhưng bớt cồng kềnh hơn thời nhà Lê
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Đây là tiền thân của áo dài thời Nguyễn. Dạng áo này có thể thấy ở tượng các công chúa, mệnh phụ, hoàng hậu thời Lê cũng như trong các bức họa Đàng Trong.
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Trang phục cuối đời Trịnh Nguyễn
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Hoàng Thanh chức cống đồ - Thời Trịnh Nguyễn
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Đây là dạng áo thấy ở các bức tượng Lê sơ, Mạc, đầu Trịnh Nguyễn.Đây có thể là trang phục dành cho những cô gái thuộc dòng dõi quý tộc khi chất liệu được in hoa văn tinh tế với áo choàng rộng

Eva.vn

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Gu thời trang đời thường của những siêu mẫu thế giới

Họ trở lại chính mình, thỏa thích diện những bộ trang phục yêu thích bước ra phố, thoải mái và gần gũi. Tuy nhiên, gu thời trang thường nhật của những siêu mẫu trẻ vẫn cực kỳ cuốn hút.


Phong cách thời trang thường nhật được Karlie Kloss phối theo những tiêu chí: thoải mái, đơn giản và lịch lãm. Chính vì vậy, trong lần xuất hiện gần đây nhất , những tín đồ thời trang đã bắt gặp cô trong trang phục áo tank-top và quần jeans khi đi shopping. Điểm nhấn cho bộ trang phục đời thường đơn giản là chiếc túi đeo vai có dây kim loại, đồng hồ, vòng bạc, kính mắt giầy ballet.


Trước đây, "con cưng" của làng thời trang cũng được bắt gặp trong một phong cách vô cùng đáng yêu với trang phục đúng độ tuổi nhưng không hề mất đi nét đẳng cấp. Cô chọn lựa áo len cổ lọ màu xám freesize kết hợp cùng quần soóc jeans, bốt cổ ngắn và khoác túi xách to bản.


2. Kyleigh Kuhn (công ty Next, NY)

Kyleigh Kuhn trình diễn một phong cách trẻ trung trên nền những trang phục đầy cảm hứng retro: áo sơ mi kẻ sọc kết hợp với váy tulip đen đính đinh tán; khoác ngoài là chiếc áo kaki màu sắc ton-sur-ton với những vạch kẻ và đôi giày cao. Cô nàng như một nốt trầm hoàn hảo cho những con phố châu Âu cổ điển và lãng mạn.


3. Daria Strokous (công ty Women, NY)

Daria Strokous trở thành một cô nàng tom-boy trên phố với áo khoác ngắn có những đường cắt vô cùng đơn giản nhưng thời thượng, và quần jeans ôm sát cùng tông. Cô chọn chiếc khăn chéo in họa tiết màu xanh làm điểm nhấn, thể hiện khả năng phối đồ vô cùng tinh tế.

4.  Jacquelyn Jablonski (công ty Supreme, NY)

Tìm về cảm hứng những cô búp bê Nga xinh đẹp, người mẫu Jacquelyn Jablonski mặc một chiếc váy tay bồng vô cùng nữ tính. Phụ kiện của cô là chiếc vòng tay pha lê và đôi giày cao gót vải ren mang đậm phong cách xứ bạch dương.


5. Jourdan Dunn (công ty Women, NY)

Sành điệu có lẽ là tính từ dùng để miêu tả phong cách thời trang của người mẫu Jourdan Dunn. Vẫn là những trang phục đơn giản: áo ba lỗ đen, áo blazer đơn sắc và bốt cổ ngắn, nhưng Jourdan Dunn vẫn khiến chúng trở nên đặc biệt nhờ việc kết hợp với chiếc quần skinny màu ghi sáng có những đường chắp ghép vô cùng ấn tượng.

6. Niềm kiêu hãnh “Á châu” Liu Wen

Xuất hiện tươi tắn với nụ cười thường trực trên môi, điều khiến người ta nhớ đến cô gái châu Á này còn bởi gu thời trang giản dị nhưng vô cùng trẻ trung. Cô giữ vẻ đơn giản tối đa cho trang phục bằng cách kết hợp hai gam màu cổ điển: đen và trắng. Điểm nhấn mang tên “ Liu Wen” là chiếc áo gile có cầu vai ngang và đôi giày đế đúc cá tính.


Lần này, ở Liu Wen còn toát lên một vẻ đẹp vô cùng dịu dàng, nữ tính. Cô để mái tóc đen xõa dài trên chiếc áo sơ mi denim màu xanh kết hợp với mini juyp màu mận chín.


7.  Joan Smalls (công ty IMG, NY)

Siêu mẫu da màu xuất hiện với một cây jeans vô cùng phá cách và bụi bặm. Joan hẳn là tín đồ của jeans và những đôi giày sneaker phong cách!


8. Tao Okamoto (công ty Ford, NY)

Siêu mẫu người Nhật Bản đã mang hồn “quê hương” vào trang phục của mình. Sự kết hợp layer ngẫu hứng giữa nhiều loại trang phục khiến ta ngay lập tức liên tưởng đến hình ảnh những cô gái Nhật Bản điển hình. Tuy nhiên, cách lựa chọn màu sắc trung tính và nhã nhặn khiến hình ảnh của Okamoto phù hợp với dòng chảy thời trang thế giới hơn.


9. Natalia Vodianova (công ty DNA, NY)

Natalia tựa như một thiên thần trong chiếc váy liền màu trắng. Sự kết hợp giữa ba gam màu: xanh - trắng - đỏ mang đến một sức sống mới cho trang phục trắng đơn giản.


10. Fei Fei Sun (công ty Women, NY)

Cảm hứng nữ tính và cá tính song hành trên chiếc váy mà Fei Fei đã mặc để dạo phố: chiếc váy maxi dài chắp vá xen kẽ bởi những mảng vải lụa và ren.


11. Arizona Muse (công ty Next, NY)

Bộ jumpsuit bằng lụa màu đen không khiến nàng siêu mẫu bị “dừ” nhờ đôi giày in họa tiết tuyệt đẹp hiệu Preen by Thornton Bregazzi. Arizona Muse là đại diện cho phong cách thời trang dạo phố sang trọng.


12. Daga Ziober (công ty Marilyn, NY)

Daga đã mang đến một vẻ đẹp Pháp duyên dáng với chiếc váy dài màu hồng. Đen và hồng dường như là sự kết hợp đang chuẩn bị gây "sốt" trong mùa thu này!


13. Claire Courtin

Claire Courtin lựa chọn phong cách tiểu thư quý tộc lấy cảm hứng từ trào lưu “Lolita” xa hoa với ren trắng và lông. Trông cô thật ngọt ngào!


14. Helena Greyhorse (công ty Women, Paris)

Với vest màu kaki và chân váy maxi chất liệu voan, Helena mang đến một phong cách khác lạ.


15. Toni Garrn ( công ty Women, NY)

Người mẫu Toni Garrn lại thể hiện một phong cách đậm chất Mỹ - khỏe khoắn và năng động với váy liền in họa tiết và áo sơ mi khoác ngoài màu be.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Tên gọi bikini xuất phát từ đâu

Ai cũng biết rằng Bikini là bộ áo tắm hai mảnh khá s.e.xy (gợi cảm) mà các chị em vẫn mặc khi đi biển. Tuy vậy, nếu nghĩ rằng phải đến những năm 1946-1950 khi mà hai người Pháp là Jaques Heim và Louis Reard chính thức thiết kế ra Bikini thì bộ áo tắm hai mảnh này mới được sử dụng. Có những bằng chứng cho thấy chúng đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 trên bức tường của một ngôi làng tại Sicily với bức ảnh một người phụ nữ trẻ mặc bộ đồ tắm hai mảnh đang nhảy múa.

Để biết được tên gọi Bikini xuất phát từ đâu, trước hết hãy quay trở lại với lịch sử những năm 1950. Jacques Heim (1889-1967) đã thiết kế ra bộ đồ tắm mà ông gọi là “atome - nguyên tử” với slogan “The smallest bathing suit in the world“. Để cạnh tranh với Jacques, Louis Reard (1897-1984) đã ra mắt bộ thiết kế của mình sau 3 tuần Jacques công bố mẫu thiết kế áo tắm hai mảnh. Với slogan “Smaller than the smallest bathing suit in the world“, ông đã đặt tên cho mẫu này là Bikini - lấy tên một hòn đảo nơi được thử nghiệm vũ khí hạt nhân trước đó vài ngày. Hot như vụ nổ hạt nhân, có khả năng tàn phá mọi thứ, Bikini đã ra đời như thế.




Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Trang phục cưới truyền thống của Cô dâu Á Đông

Dù thế nào, Lễ cưới vẫn là ngày mà ai cũng hạnh phúc chờ đợi. Tuy nhiên, ở mỗi nền văn hóa lại có phong tục tổ chức cưới riêng. Và nét riêng của nền văn hóa được phán ánh rất rõ trên trang phục cưới của cô dâu. Mặc dù, thời trang cưới Phương Tây đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các Châu lục khác, nhưng rất nhiều cô dâu ở Châu Á vẫn còn muốn giữ trang phục truyền thống của họ trong ngày cưới của mình. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới các bạn trang phục cưới của các cô dâu ở năm nước Châu Á nổi bật nhất

Trung Quốc

 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360

Ở miền bắc Trung Quốc, váy cưới truyền thống có tên gọi là Qi Pao, đó là một chiếc váy liền được thêu rất tinh xảo với các trang trí màu vàng và bạc.  Các cô dâu ở miền nam Trung Quốc có váy cưới truyền thống hai thân, được gọi là Cheongsam, cũng được thêu và thường bằng các họa tiết như chim phượng hoàng hay rồng vàng. Rồng và phượng hoàng là biểu tượng của sự cân bằng sức mạnh của nam và nữ. Rất nhiều váy cưới có sắc đỏ vì màu đỏ được xem là màu mang lại sự may mắn và có thể xua đuổi tà ma.  Trong lễ cưới Trung Quốc hiện đại, hiếm khi thấy phụ nữ Trung Quốc mặc váy cưới màu trắng truyền thống của phương Tây. Bởi vì màu trắng là màu của cái chết, quan niệm này ảnh hưởng mạnh mẽ lên các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Trong lễ cưới hiện đại, hiếm khi cô dâu thay đổi trang phục tới 3 lần hoặc hơn trong một buổi tối. Nhiều váy hơn có nghĩa là gia đình đó nổi tiếng hơn. Chú rể vẫn mặc trang phục lễ nghi bình thường, có trang trí hơn một chút, nhưng không mặc màu đỏ. Chú rẻ thường mặc trang phục màu đen hoặc màu xám, hoặc mặc trang phục nghi lễ của họ. Đây là một khía cạnh rất giống với các nền văn hóa phương Tây.
 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, cô dâu sẽ mặc trang phục cưới Nhật truyền thống – Kimono trắng có tên gọi là Shiro – maku. Kimono màu trắng này mặc trong lễ cưới và trong các lễ khác sẽ mặc kimono có nhiều màu sắc hơn. Cô dâu cũng mang một mũ cưới chùm đầu để biểu thị sự thanh than và kiên nhẫn. Các cô dâu Nhật mang theo một ví tiền nhỏ (hakoseko), một con dao có vỏ bọc (kaiken) và một cái quạt truyền thống nhật bản ở dải lưng thêu.  Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360
 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360

Việt Nam

Cô dâu Việt Nam mặc áo dài đỏ (hoặc màu hồng tươi) và màu vàng, được thêu với các hoa văn vàng tươi biểu tượng của hạnh phúc và thịnh vượng. Một chiếc áo choàng bên ngoài tạo nên một phong cách nghi lễ. Cổ áo, cổ tay áo hoặc lưng áo được trang trí bằng tên của cặp uyên ương hoặc bằng những hình ảnh của tình yêu. Cô dâu mang một chiếc mũ cuốn thường được làm bằng cách đan kết các tấm mỏng. Cô dâu Việt Nam thường thay đổi trang phục của mình trong suốt lễ cưới.
  Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360
 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360
 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, váy cưới truyền thống của cô dâu là Sari, thường bằng màu đỏ để tránh tà ma. Đối với các gia đình giàu có, áo Sari được thêu bằng chỉ vàng và đá quý. Một số cô dâu Ấn Độ lại mặc váy dài đỏ có tên gọi là Lengha được thêu thùa lộng lẫy mặc cùng với một chiếc áo choàng ngắn (cũng được thêu). Cô dâu Ấn Độ truyền thống có mang một tấm khăn che phù hợp với áo choàng của họ.
  Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360
 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360

Hàn Quốc

Áo cưới truyền thống Hàn Quốc gồm một áo choàng màu vàng được thêu công phu và một chiếc váy đỏ phân thành nhiều lớp là biểu tượng của niềm vui và cuộc sống. Chiếc áo choàng ngắn có ống tay trang trí được gọi là Chogori. Nó có 2 dải ruy băng dài để thắt nơ, gọi là Otkorum (cà vạt truyền thống thường thấy trong cách ăn mặc của người Hàn Quốc). Một váy dài, hay gọi là Chima, có eo cao và bao trùm quanh cơ thể. Cô dâu mang dày hình thuyền làm bằng lụa.
 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360
 Trang Phục Cưới Truyền Thống của Cô Dâu Á Đông   cưới 360
Nguồn ảnh và bài: sưu tầm

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Cuộc thi ảnh My Style - "Phong cách thể hiện cá tính" năm 2012




Ý NGHĨA CUỘC THI:
Là sân chơi cho các thành viên trong cộng đồng thể hiện những nét đẹp cá tính thông qua phong cách thời trang của riêng mình.
Là cơ hội để cộng đồng được học hỏi, chia sẻ, giao lưu những kinh nghiệm thời trang và tìm cho mình những sự phối hợp trang phục đẹp mắt.

Chủ đề cuộc thi ảnh MY STYLE lần 1 :

“TỰ DO” : Mỗi lover tự do chọn trang phục theo cá tính của mình.

THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
Thời gian dự thi :
Bắt đầu từ ngày 9/9 đến hết ngày 24/9/2012
Đối tượng dự thi :
Các bạn nam nữ từ 16 tuổi – 35 tuổi là công dân Việt Nam

CÁCH THỨC THAM GIA CUỘC THI:

b1: Đăng ký là thành viên trên trang http://muathoitrang.vn
b2: Chọn 3 tấm hình có phong cách thời trang thể hiện cá tính của mình rõ nét nhất
b3: Gửi 3 bức hình dự thi qua mail cuocthiphongcach@gmail.com kèm theo thông tin thật của mình bao gồm : Họ và tên ; Ngày tháng năm sinh; Địa chỉ ; Email ; Số điện thoại ; Cá tính thể hiện.
b4: Thí sinh đợi phản hồi của BTC về việc đã nhận được ảnh.
Ghi chú : Các Thí Sinh phải đảm bảo thông tin trên cung cấp là đúng sự thật. Nếu có trường hợp khai báo sai, BTC sẽ không chịu trách nhiệm về sự mất mát giải thưởng hoặc có thể dẫn đến từ bỏ quyền thi nếu thí sinh đó đoạt giải. Đồng thời, các thông tin cá nhân quan trọng sẽ được bảo mật và chỉ dùng để liên lạc trong trường hợp Thí Sinh đoạt giải. BTC cam kết không tiết lộ các thông tin này cho bên thứ ba trừ khi được sự cho phép của Thí Sinh.
b5: BTC sẽ chỉ đăng ảnh và thông tin mã số, phong cách và tên thí sinh trên trang chủ của facebook.com/muathoitrang.vn
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

Chi tiết cơ cấu giải thưởng :
1 Giải đặc biệt : Voucher shopping : 4,000,000 VNĐ
1 Giải trang phục : Voucher shopping : 2,000,000 VNĐ
3 Giải cá tính : Voucher shopping : 1,000,000 VNĐ
1 Giải yêu thích : Voucher shopping : 500,000 VNĐ
1 Giải bình chọn : 1 phần quà lưu niệm của muathoitrang.vn

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0903.639.466 (HOTLINE) hoặc truy cập website http://www.muathoitrang.vn/su-kien/c...hong-cach.html

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Lịch sử làm đẹp của phụ nữ

Thời trang phải tôn thờ Brigitte Bardot vì tất cả những sáng kiến của bà đã tạo bước ngoặt khổng lồ cho lịch sử làm đẹp phụ nữ.



Từ thế kỷ 1 trước công nguyên phụ nữ vùng Địa Trung Hải và Ai Cập đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên và cây cỏ xung quanh để làm mỹ phẩm trang điểm. Cũng như thời nay, người xưa cũng coi da - mắt – môi là 3 tâm điểm quyết định cho vẻ đẹp khuôn mặt. Họ dùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc bồ hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao và chất antimon làm trắng da; vẽ má và môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào …
Vào thời kỳ trung đại, ở châu Âu đưa ra luật cấm sử dụng mỹ phẩm, thậm chí xử tội chết cho những phụ nữ trang điểm. Tuy nhiên sang đến thời kỳ phục hưng, quan niệm hà khắc trên đã được nới lỏng.
Giai đoạn Barocco: Mái tóc và là chuẩn mực mơ ước của tầng lớp quý tộc và quý bà quý cô đã nghĩ ra chất lỏng bionda để nhuộm sáng. Họ sáng tác ra nốt ruồi giả để che đậy vùng da nhược điểm như mụn, nốt lồi lõm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính giai đoạn Barocco đã xuất hiện từ make-up nhưng từ thời điểm đó đến thế kỷ 19 từ này vẫn mang ý nghĩa tiêu cực.
Phấn là sản phẩm của thế kỷ 17: Ban đầu nó chỉ được dùng cho tóc, nhà quý tộc nào trên các bức tranh chân dung cũng đội 1 mái tóc giả rắc phấn.
Thế kỷ 18, phấn má hồng xuất hiện, được ưa chuộng và phát huy cao rất hiệu quả. Cùng lúc đó đó người ta tìm ra cách chải gọn lông mày bằng những mẩu da thú sợi cứng.
Đầu thế kỷ 19, chủ nghĩa lãng mạn tràn vào phong cách trang điểm. Phụ nữ đồng loạt đánh mặt màu trắng nhợt, họ quan niệm làn da xanh xao mới đúng là vẻ đẹp nữ tính yếu đuối … Máy ảnh và máy quay phim ra đời, lịch sử điện ảnh khởi động và đây cũng là giai đoạn sôi động nhất của nghệ thuật trang điểm.
Đầu thế kỷ 20, chị em phụ nữ bối rối trước một biển những sáng kiến của ngành mỹ phẩm trang điểm: nền lớp mỏng và phấn má hồng phớt, tông bóng mắt nhiều màu, bút chì kẻ viền cho mắt sâu hơn, lược chải mi đen và cong, son màu mọng làm thành những cặp môi búp bê.
Trong thập kỷ 30, phim màu đòi hỏi kỹ thuật hóa trang phải nâng lên một bậc cao hơn hẳn để tạo hiệu quả tinh tế cho các góc độ quay cận cảnh.
Anh em nhà Revon đã sáng chế ra thuốc sơn móng tay - chỉ với một màu đỏ ớt và không được bền màu lắm. Tuy nhiên chất lượng sơn móng tồi không thể can được làn sóng mốt sơn móng của chị em khắp các tầng lớp. Ngay sau đấy một thời gian ngắn hãng mỹ phẩm Revlon đã ra đời.
Phấn má hồng làm tiếp vai trò lịch sử của mình, có một vài hãng còn đưa ra tông má hồng màu xanh da trời, làm rộ lên mốt má phớt xanh và trong như pha lê. Người ta cảm thấy ưa nhìn hơn trong các cặp mày lượn vòng cung và màu môi đỏ ớt mọng trở thành mỹ phẩm hot số 1.
Thập kỷ 40 được đánh dấu bằng tông màu nhũ phát sáng do chuyên gia trang điểm Raugulu sáng tạo ra.
Trôi qua 1 thập kỷ nữa, các hãng mỹ phẩm cùng lúc tung ra lựa chọn phong phú cho các tông màu mắt. Người ta phát hiện ra đánh mắt với 2-3 tông pha sẽ đẹp và tự nhiên hơn. Các hộp bóng mắt 2 tông hồng - xanh, be - lá cây … bán rất chạy. Đã có người biết cách tô màu nhẹ cả viền mi dưới, má hồng chỉ đánh trên đỉnh gò má. Son màu cam, gạch non đã xuất hiện trong giới trang điểm sành điệu.
Brigitte-Bardot1T.jpg
Brigitte Bardot - vẻ đẹp của thập niên 60
Thập kỷ 60 là giai đoạn trì trệ của trang điểm vì chị em chuyển sang kiểu đánh nền và phấn compact lớp dày làm khuôn mặt cứng giống nặt nạ. Diễn viên huyền thoại Brigitte Bardot đã thổi vào mốt một luồng gió mới với phong cách trang điểm ánh nhũ.
Cả châu Âu làm theo thần tượng sexy của mình - họ ăn mặc giống cô, chải tóc bồng như cô, kẻ viền mắt đan sẫm, chải mi dày, tô nhũ trắng ngọc trai trên bầu mí, đặc biệt đuôi mắt kẻ chì kéo dài và hắt ngược lên. Làn môi viền chì tông hơi chênh, đôi khi tô son chờm ra ngoài viền để môi mọng và nũng nịu hơn. Thời trang phải tôn thời Brigitte vì tất cả những sáng kiến của bà đã tạo bước ngoặt khổng lồ cho lịch sử làm đẹp phụ nữ.
Thập kỷ 70, nghệ thuật trang điểm bước vào con đường thênh thang và uyển chuyển hơn. Trên sàn diễn các người mẫu bước ra với mầu má nhũ đồng, nhũ cam, hồn nữ hoàng …, đến cuối thập kỷ người ta quay lại với má hồng thắm. Màu mặt hot nhất là bột nhũ tông xanh da trời, xanh lá nhạt và tím phớt.
Lông mày tiếp tục dáng mảnh như thời đầu thế kỷ, các chuyên gia bình luận đây là quy tắc bảo thủ nhất của lịch sử trang điểm vì cả gần 1 thế kỷ mà người ta không nhận ra “cặp lông máy rậm tự nhiên sexy hơn rất nhiều”.
Thập kỷ 80 bùng nổ cơn lốc màu sặc sỡ, người trang điểm hào hứng với các tông rực rỡ nhiệt đới – màu da cam, xanh ngọc lam, tím gắt, hồng mười giờ, xanh coban …. không một ai nghĩ đến tông pastel lịch lãm.
Thập lỷ 90, thời của những người đẹp dáng thể thao, màu nhẹ nhàng tự nhiên xuất hiện như một nhu cầu, số đông ưa dùng tông nâu – be. Mascara và son không trôi là mặt hàng mới có tác động mạnh đến người tiêu dùng. Đã có những mỹ phẩm cao cấp đạt mức độ tinh tế như phấn và nền trong suốt làm cho khuôn mặt mềm mại không khiếm khuyết.
Cuối thế kỷ 20, người phụ nữ độc lập không còn chạy theo trào lưu màu sắc của số đông nữa. Họ tự chọn cho mình tông màu tôn nét đẹp và quan trọng là cá tính được khẳng định.
RevlonT.jpg
Và phong cách trang điểm của phụ nữ cuối thế
kỷ 20
Thế nhưng lịch sử của mỹ phẩm vẫn đang được viết tiếp vì nó vẫn tạo nên những điều kỳ diệụ cho sắc đẹp và cả số phận phụ nữ. Bạn có tin không, nếu trang điểm hiệu quả, 1 phụ nữ từ điểm 4/10 có thể tới điểm 7-8/10.

 

Những vòng eo siêu nhỏ từng làm khuynh đảo châu Âu một thời

Áo corset xuất hiện vào thế kỷ 18 và từng là một trong những phương pháp bảo chứng cho vẻ đẹp của người phụ nữ khi mốt eo thon nở rộ tại châu Âu.
 
Theo các nhà nghiên cứu, 1 chiếc eo nhỏ nhắn là dấu hiệu của sức khỏe tốt và khả năng sinh sản cao. Đàn ông vẫn luôn đánh giá chiếc eo của người phụ nữ như 1 dấu hiệu về khả năng sinh ra cho họ những đứa con khỏe mạnh.
 
Do đó, đối với mỗi một phụ nữ châu Âu thế kỷ 16-19,eo càng nhỏ bao nhiêu thì họ càng trở nên đẹp bấy nhiêu. Trào lưu này từng được ví không khác gì tập tục bó chân của người Trung Quốc.
 
Với sự ra đời của những chiếc áo corset quá trình tạo ra những eo thon đã trở nên phổ biến hơn bởi những người "bó eo" cũng phải trải qua đau đớn và rủi ro như những người bó chân. Áo corset giúp giảm eo, đồng thời cân bằng vòng hông và ngực.
 
Thông thường, những người phụ nữ ao ước có được vòng eo như ý khoảng 16 - 17 inch (40 - 43 cm). Tuy nhiên, đa số hài lòng với mức nhỏ hơn 20 ich (50 cm). Dẫu vậy, để đạt tới độ được hài lòng như trên cũng hoàn toàn chẳng dễ dàng.
 
Theo GDVN
Họ phải mặc áo corset để thu nhỏ và giữ vòng eo của mình liên tục trong nhiều giờ mỗi ngày. Thậm chí, họ còn phải trải qua sự đau đớn về thể xác khi bụng bị bó chặt và không thể thở một cách tự nhiên nhất. Mặc dù hiện nay, phụ nữ đã thoáng hơn với một vòng eo không cần phải quá thon nhỏ nhưng vẫn còn đó rất nhiều tín đồ của corset. Cathie Jung (sinh năm 1937) là người phụ nữ có vòng eo nhỏ nhất thế giới hiện nay - 38 cm. Để có được thành tích này. bà đã phải mặc áo corset 23 giờ/ngày trong suốt 12 năm.