Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Lịch sử làm đẹp của phụ nữ

Thời trang phải tôn thờ Brigitte Bardot vì tất cả những sáng kiến của bà đã tạo bước ngoặt khổng lồ cho lịch sử làm đẹp phụ nữ.



Từ thế kỷ 1 trước công nguyên phụ nữ vùng Địa Trung Hải và Ai Cập đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên và cây cỏ xung quanh để làm mỹ phẩm trang điểm. Cũng như thời nay, người xưa cũng coi da - mắt – môi là 3 tâm điểm quyết định cho vẻ đẹp khuôn mặt. Họ dùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc bồ hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao và chất antimon làm trắng da; vẽ má và môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào …
Vào thời kỳ trung đại, ở châu Âu đưa ra luật cấm sử dụng mỹ phẩm, thậm chí xử tội chết cho những phụ nữ trang điểm. Tuy nhiên sang đến thời kỳ phục hưng, quan niệm hà khắc trên đã được nới lỏng.
Giai đoạn Barocco: Mái tóc và là chuẩn mực mơ ước của tầng lớp quý tộc và quý bà quý cô đã nghĩ ra chất lỏng bionda để nhuộm sáng. Họ sáng tác ra nốt ruồi giả để che đậy vùng da nhược điểm như mụn, nốt lồi lõm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính giai đoạn Barocco đã xuất hiện từ make-up nhưng từ thời điểm đó đến thế kỷ 19 từ này vẫn mang ý nghĩa tiêu cực.
Phấn là sản phẩm của thế kỷ 17: Ban đầu nó chỉ được dùng cho tóc, nhà quý tộc nào trên các bức tranh chân dung cũng đội 1 mái tóc giả rắc phấn.
Thế kỷ 18, phấn má hồng xuất hiện, được ưa chuộng và phát huy cao rất hiệu quả. Cùng lúc đó đó người ta tìm ra cách chải gọn lông mày bằng những mẩu da thú sợi cứng.
Đầu thế kỷ 19, chủ nghĩa lãng mạn tràn vào phong cách trang điểm. Phụ nữ đồng loạt đánh mặt màu trắng nhợt, họ quan niệm làn da xanh xao mới đúng là vẻ đẹp nữ tính yếu đuối … Máy ảnh và máy quay phim ra đời, lịch sử điện ảnh khởi động và đây cũng là giai đoạn sôi động nhất của nghệ thuật trang điểm.
Đầu thế kỷ 20, chị em phụ nữ bối rối trước một biển những sáng kiến của ngành mỹ phẩm trang điểm: nền lớp mỏng và phấn má hồng phớt, tông bóng mắt nhiều màu, bút chì kẻ viền cho mắt sâu hơn, lược chải mi đen và cong, son màu mọng làm thành những cặp môi búp bê.
Trong thập kỷ 30, phim màu đòi hỏi kỹ thuật hóa trang phải nâng lên một bậc cao hơn hẳn để tạo hiệu quả tinh tế cho các góc độ quay cận cảnh.
Anh em nhà Revon đã sáng chế ra thuốc sơn móng tay - chỉ với một màu đỏ ớt và không được bền màu lắm. Tuy nhiên chất lượng sơn móng tồi không thể can được làn sóng mốt sơn móng của chị em khắp các tầng lớp. Ngay sau đấy một thời gian ngắn hãng mỹ phẩm Revlon đã ra đời.
Phấn má hồng làm tiếp vai trò lịch sử của mình, có một vài hãng còn đưa ra tông má hồng màu xanh da trời, làm rộ lên mốt má phớt xanh và trong như pha lê. Người ta cảm thấy ưa nhìn hơn trong các cặp mày lượn vòng cung và màu môi đỏ ớt mọng trở thành mỹ phẩm hot số 1.
Thập kỷ 40 được đánh dấu bằng tông màu nhũ phát sáng do chuyên gia trang điểm Raugulu sáng tạo ra.
Trôi qua 1 thập kỷ nữa, các hãng mỹ phẩm cùng lúc tung ra lựa chọn phong phú cho các tông màu mắt. Người ta phát hiện ra đánh mắt với 2-3 tông pha sẽ đẹp và tự nhiên hơn. Các hộp bóng mắt 2 tông hồng - xanh, be - lá cây … bán rất chạy. Đã có người biết cách tô màu nhẹ cả viền mi dưới, má hồng chỉ đánh trên đỉnh gò má. Son màu cam, gạch non đã xuất hiện trong giới trang điểm sành điệu.
Brigitte-Bardot1T.jpg
Brigitte Bardot - vẻ đẹp của thập niên 60
Thập kỷ 60 là giai đoạn trì trệ của trang điểm vì chị em chuyển sang kiểu đánh nền và phấn compact lớp dày làm khuôn mặt cứng giống nặt nạ. Diễn viên huyền thoại Brigitte Bardot đã thổi vào mốt một luồng gió mới với phong cách trang điểm ánh nhũ.
Cả châu Âu làm theo thần tượng sexy của mình - họ ăn mặc giống cô, chải tóc bồng như cô, kẻ viền mắt đan sẫm, chải mi dày, tô nhũ trắng ngọc trai trên bầu mí, đặc biệt đuôi mắt kẻ chì kéo dài và hắt ngược lên. Làn môi viền chì tông hơi chênh, đôi khi tô son chờm ra ngoài viền để môi mọng và nũng nịu hơn. Thời trang phải tôn thời Brigitte vì tất cả những sáng kiến của bà đã tạo bước ngoặt khổng lồ cho lịch sử làm đẹp phụ nữ.
Thập kỷ 70, nghệ thuật trang điểm bước vào con đường thênh thang và uyển chuyển hơn. Trên sàn diễn các người mẫu bước ra với mầu má nhũ đồng, nhũ cam, hồn nữ hoàng …, đến cuối thập kỷ người ta quay lại với má hồng thắm. Màu mặt hot nhất là bột nhũ tông xanh da trời, xanh lá nhạt và tím phớt.
Lông mày tiếp tục dáng mảnh như thời đầu thế kỷ, các chuyên gia bình luận đây là quy tắc bảo thủ nhất của lịch sử trang điểm vì cả gần 1 thế kỷ mà người ta không nhận ra “cặp lông máy rậm tự nhiên sexy hơn rất nhiều”.
Thập kỷ 80 bùng nổ cơn lốc màu sặc sỡ, người trang điểm hào hứng với các tông rực rỡ nhiệt đới – màu da cam, xanh ngọc lam, tím gắt, hồng mười giờ, xanh coban …. không một ai nghĩ đến tông pastel lịch lãm.
Thập lỷ 90, thời của những người đẹp dáng thể thao, màu nhẹ nhàng tự nhiên xuất hiện như một nhu cầu, số đông ưa dùng tông nâu – be. Mascara và son không trôi là mặt hàng mới có tác động mạnh đến người tiêu dùng. Đã có những mỹ phẩm cao cấp đạt mức độ tinh tế như phấn và nền trong suốt làm cho khuôn mặt mềm mại không khiếm khuyết.
Cuối thế kỷ 20, người phụ nữ độc lập không còn chạy theo trào lưu màu sắc của số đông nữa. Họ tự chọn cho mình tông màu tôn nét đẹp và quan trọng là cá tính được khẳng định.
RevlonT.jpg
Và phong cách trang điểm của phụ nữ cuối thế
kỷ 20
Thế nhưng lịch sử của mỹ phẩm vẫn đang được viết tiếp vì nó vẫn tạo nên những điều kỳ diệụ cho sắc đẹp và cả số phận phụ nữ. Bạn có tin không, nếu trang điểm hiệu quả, 1 phụ nữ từ điểm 4/10 có thể tới điểm 7-8/10.

 

Những vòng eo siêu nhỏ từng làm khuynh đảo châu Âu một thời

Áo corset xuất hiện vào thế kỷ 18 và từng là một trong những phương pháp bảo chứng cho vẻ đẹp của người phụ nữ khi mốt eo thon nở rộ tại châu Âu.
 
Theo các nhà nghiên cứu, 1 chiếc eo nhỏ nhắn là dấu hiệu của sức khỏe tốt và khả năng sinh sản cao. Đàn ông vẫn luôn đánh giá chiếc eo của người phụ nữ như 1 dấu hiệu về khả năng sinh ra cho họ những đứa con khỏe mạnh.
 
Do đó, đối với mỗi một phụ nữ châu Âu thế kỷ 16-19,eo càng nhỏ bao nhiêu thì họ càng trở nên đẹp bấy nhiêu. Trào lưu này từng được ví không khác gì tập tục bó chân của người Trung Quốc.
 
Với sự ra đời của những chiếc áo corset quá trình tạo ra những eo thon đã trở nên phổ biến hơn bởi những người "bó eo" cũng phải trải qua đau đớn và rủi ro như những người bó chân. Áo corset giúp giảm eo, đồng thời cân bằng vòng hông và ngực.
 
Thông thường, những người phụ nữ ao ước có được vòng eo như ý khoảng 16 - 17 inch (40 - 43 cm). Tuy nhiên, đa số hài lòng với mức nhỏ hơn 20 ich (50 cm). Dẫu vậy, để đạt tới độ được hài lòng như trên cũng hoàn toàn chẳng dễ dàng.
 
Theo GDVN
Họ phải mặc áo corset để thu nhỏ và giữ vòng eo của mình liên tục trong nhiều giờ mỗi ngày. Thậm chí, họ còn phải trải qua sự đau đớn về thể xác khi bụng bị bó chặt và không thể thở một cách tự nhiên nhất. Mặc dù hiện nay, phụ nữ đã thoáng hơn với một vòng eo không cần phải quá thon nhỏ nhưng vẫn còn đó rất nhiều tín đồ của corset. Cathie Jung (sinh năm 1937) là người phụ nữ có vòng eo nhỏ nhất thế giới hiện nay - 38 cm. Để có được thành tích này. bà đã phải mặc áo corset 23 giờ/ngày trong suốt 12 năm.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Ngắm tuyệt tác áo cưới qua các thời kỳ

Từng chi tiết của bộ váy được làm vô cùng tỉ mỉ với những đường thêu hoa bằng tay và được dát ánh bạc lấp lánh. Hãy cùng ngắm những bộ váy cưới đẹp nhất qua từng thời kỳ.
Elizabeth Taylor, Marilyn Monroe, công nương Diana và nữ công tước Cambridge đều là những cô dâu vô cùng xinh đẹp trong ngày lễ trọng đại nhất của  cuộc đời.

Trong cuộc hôn nhân đầu tiên với Richard Burton vào năm 1964,  Elizabeth Taylor đã chọn cho mình bộ váy cưới được làm từ chất liệu chiffon vcó màu vàng của hoa thủy tiên. Nét kiêu sa, lộng lẫy của nữ minh tinh càng được tô điểm bởi chiếc trâm ngọc cài tóc nạm kim cương và vòng hoa đội đầu hoàn toàn được kết thủ công từ những cánh hoa lục bình trắng.
Thời trang áo cưới của huyền thoại Hollywood Marilyn Monroe cũng đặc biệt như chính con người bà. Trong đám cưới với cầu thủ bóng chày Joe DiMaggio vào năm 1954, Marilyn Monroe đã khiến mọi quan khách bất ngờ khi diện chiếc măng tô nâu cổ trắng làm từ lông chồn. Bộ trang phục này đã được mua với giá $33,350 (khoảng 698 triệu đồng) trong cuộc đấu giá Sotheby tại New York vào năm 1998.
Bộ váy cưới Grace Kelly sử dụng trong lễ kết hôn với hoàng tử Rainier của Monaco vào năm 1956 được may từ 25 mét lụa taffeta và 100 mét lụa lưới. Thân trên của bộ váy được thêu ren đính ngọc trai kết hợp và phần thân váy được may từ vải sa tanh màu xanh da trời.
Vào năm 1967, Priscilla Beaulieu đã sử dụng thiết kế váy cưới của chính mình trong lễ kết hôn với danh ca Elvis Presley. Bộ váy cưới làm từ lụa chiffon trắng đính cườm và ngọc trai. Khăn trùm đầu bằng vải tuyn được đính với tóc bằng vương miện giả kim cương.
Công nương Diana đã tin tưởng chọn lựa David và Elizabeth Emanuel làm nhà thiết kế cho bộ váy cưới được sử dụng trong lễ kết hôn của mình với Thái tử Charles vào năm 1981. Chiếc váy được làm từ 25 mét lụa taffeta, có đính 10.000 viên ngọc trai, các đường trang trí bằng ren và sequins hoàn toàn được thêu tay. Điểm nổi bật của bộ váy chính là phần tay áo phồng lớn và đường viền cổ áo xếp nếp đầy nữ tính
Chiếc váy cưới được làm từ 30 mét lụa organza của công chúa Margaret trong lễ kết hôn với bá tước Snowdon Anthony Armstrong-Jones vào năm1961 được thiết kế bởi Norman Hartnell.
Nhà thiết kế nổi tiếng của những năm 60 John Bates là người đã lên ý tưởng cho chiếc váy cưới màu đỏ nhung được Cilla Black mặc trong lễ kết hôn với Bobby Willis vào năm 1968.
Biên tập viên thời trang nổi tiếng Sara Buys đã chọn một chiếc váy quây đuôi cá của thương hiệu Alexander McQueen nổi tiếng để diện trong đám cưới của cô với Tom Parker-Bowles vào năm 2005.
Trong lễ kết hôn với George Harrison vào năm 1966, để chống chọi với giá rét tháng 1, cô dâu Pattie Boyd đã diện một chiếc áo khoác đỏ lông cáo dài trên gối kết hợp với tất màu kem và giày mũi nhọn. Trong khi đó, chú rể George diện áo khoác lông cừu màu đen.
 
Nhà tạo mẫu Katy England đã diện một thiết kế áo cưới điểm sọc chéo hồng ngọt ngào của thương hiệu thời trang Alexander McQueen trong đám cưới của cô với ca sĩ Bobby Gillespie.
Bộ váy cưới của công chúa Elizabeth được thiết kế bởi nhà tạo mẫu Norman Hartnell . Hartnell cho biết bộ váy kinh điển này được ông lấy ý tưởng từ bức tranh Primavera của danh họa Botticelli. Bộ váy được trang trí bởi các hạt ngọc trai  và pha lê thêu tay trên nền vài sa tanh in hoa màu trắng ngà. Mạng che mặt của công chúa cũng được làm từ chất liệu voan nhẹ điểm các họa tiết hoa thêu nổi cùng màu với bộ váy.
Cô dâu Wallis Simpson của hoàng tử Edward - công tước xứ Windsor đã mặc một chiếc váy Mainboucher đơn giản nhưng vô cùng sang trọng bằng lụa màu xanh nhạt trong đám cưới được tổ chức vào năm 1937. Màu xanh của bộ váy được chính Wallis Simpson lựa chọn và sau này bộ váy cũng được đặt tên là  "Wallis blue".
Người mẫu hàng đầu Kristen McMenamy đã bước vào thánh đường cùng với nhà thiết kế nổi tiếng người Đức Karl Lagerfeld. Bộ váy cưới lệch vai được chính Lagerfeld thiết kế trên nền vải chiffon (người ta đã phải nhuộm màu vải để phù hợp với màu da nhợt nhạt của McMenamy). Chiếc mũ lông vũ đặc biệt của cô dâu được thiết kế bởi Philip Treacy.
Trong lễ kết hôn với huyền thoại John Lennon của ban nhạc The Beatles vào năm 1969, Yoko Ono đã mặc chiếc váy liền thân xếp li ngắn ngang gối kết hợp với bốt cao cổ.
 
Váy cưới của nữ diễn viên Elizabeth Taylor trong hôn lễ năm 1950 được thiết kế bởi Helen Rose. Điểm nhấn của chiếc váy là phần cổ đắp voan, phần thân váy được đính ren với vòng eo thon nhỏ và xòe rộng ở đuôi váy.
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến bộ váy cưới tuyệt đẹp của nữ công tước Cambridge trong đám cưới hoàng gia Anh diễn ra vào năm 2011:
Váy cưới của nữ công tước Cambridge được may bằng vải satin trắng đính ren do Sarah Burton thiết kế. Chiếc váy dài 2m7 này được xem là trang phục cưới giản dị nhất trong số các cô dâu hoàng gia Anh. Phần đuôi và vạt trên váy của Kate được làm bằng ren thủ công, sử dụng kỹ thuật thêu lỗ Ireland từ những năm 1820.
Chiếc vương miện giản dị với khăn voan được làm từ vải tuyn lụa mỏng màu trắng ngà cũng góp phần khiến Kate Middleton trở nên rạng ngời.
Cô dâu Kate Moss vô cùng rạng rỡ và quyến rũ trong ngày kết hôn nhờ bộ váy cưới do nhà thiết kế lừng danh John Galliano tự tay làm nên. Bộ váy suôn dài có kiểu dáng khá đơn giản, chân váy dài hơn một mét. Từng chi tiết của bộ váy được làm vô cùng tỷ mỉ với những đường thêu hoa bằng tay và được dát ánh bạc lấp lánh.
                                                                                              Theo dep

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Thời trang kính qua các thập niên



Thời trang kính được khởi nguồn từ Trung Quốc, đất nước láng giềng của Việt Nam đấy. Với những mẫu kính Fu Man Chu, có thể nói đây là những mẫu kính thời trang đầu tiên của thế giới với mắt kính tròn và phẳng.
Thời trang kính qua các thập niên
Đến đầu những thập niên 50, thời trang kính mới được lưu ý vào đã có nhiều mẫu mã mới, thu hút sự chú ý của giới mê thời trang. Kiểu dáng phổ biến và được ưa thích nhất lúc bấy giờ là kính gọng nhựa với phần đuôi kính chếch lên. Màu sắc rất đa dạng, thậm chí hoa văn kẻ carô cũng rất được ưa thích.
Thời trang kính qua các thập niên
 
Thế nhưng, trào lưu kính thời trang chỉ thực sự phát triển mạnh đến những năm 60, khi công ty kính Foster Grant thực hiện một chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Với những gương mặt đại diện là những ngôi sao nổi tiếng ở Hollywood như Peter Sellers, Ekle Sommer, và Anita Ekverg.
Đồng thời, với trào lưu hippi của người da đen, thì mẫu kính được thiết kế riêng theo phong trào này cũng được các thanh niên ưa chuộng. Thời trang hippi mang phong cách khỏe khoắn, tự do nên mẫu thiết kế cũng rất phá cách với mắt kính tròn, to bản.
Thập niên 70 đánh dấu sự trở lại của mẫu kính của người Trung Quốc nhưng nổi bật nhất phải kể đến trào lưu Aviator, thời trang kính rực rỡ và to bản. Đây cũng là mẫu đầu tiên, khơi nguồn cho trào lưu kính chuồn chuồn vào những năm gần đây. Nhờ công nghệ sản xuất tân tiến, người ta có thể sản xuất hàng loạt nên giá của những chiếc kính đã rẻ đi phần nào, đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ mê thời trang.
 
Những mẫu mã, kiểu dáng của trào lưu Aviator đã được cải tiến, thiết kế thời trang hơn khi sang thập niên 80 và 90. Sự tồn tại và phát triển của trào lưu kính này rất mạnh mẽ, rất nhiều ngôi sao Hollywood hiện nay vẫn ưa chuộng phong cách cổ điển này.
Những ngôi sao hiện nay vẫn rất ưa chuộng thời trang kính từ thập niên 80.
Mẫu kính của hãng Ray-Ban trong những năm 90.
Cho đến những năm gần đây, với sự tham gia của một loạt những ông lớn, Armani, Ray-Ban, Gucci, D&G... các kiểu dáng kính đa dạng, nhiều màu sắc, kiểu dáng thời trang... đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của những người đam mê thời trang kính. Xu hướng kính ngày một to bản, che lấp khuôn mặt được các ngôi sao trên thế giới cũng như cộng đồng teen Việt Nam ưa chuộng.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Trang phục truyền thống các nước Đông Nam Á

Trang phục truyền thống không chỉ là nét dẹp văn hóa của từng quốc gia mà còn tôn lên vẻ đẹp của mỗi người dân của từng nước khi khoác lên mình bộ quốc phục.

Dưới đây là trang phục truyền thống của các nước Asian, có những bộ trang phục gần giống nhau nhưng đều có sự khác biệt cơ bản.
1. Thái Lan
Trang phục truyền thống Thái Lan chia ra làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng.
2. Lào
Trang phục truyền thống Lào - Sinh là một chiếc váy ống đơn giản, được làm bằng lụa, tơ lụa và bông hoặc bông chỉ, dệt họa tiết tinh tế cũng như thêu ren tinh tế. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân.
 Quần áo truyền thống đại diện cho phụ nữ của từng dân tộc Lào, vẻ đẹp, quyến rũ và hấp dẫn phù hợp với truyền thống. May váy áo là một nghệ thuật chi phối của dân tộc Lào, một phụ nữ Lào biết dệt từ độ tuổi rất nhỏ.
3. Singapore
Theo các tài liệu để lại, người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Penang cũng như Malacca và Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya.


Thông thường, bộ y phục nyonya kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc. Nyonya kebaya thường được dùng trong những dịp trang trọng.
4. Indonesia
Kebaya (loại trang phục áo – váy của Phụ nữ) thường được sử dụng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine và một vài nước châu Âu. Nhưng Kebaya lại là một trang phục biểu tượng của Indonesia.
Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác.
5. Campuchia
Sampot là trang phục truyền thống của đất nước Campuchia, nó cũng giống tương tự như trang phục truyền thống của các nước láng giềng Lào và Thái Lan... Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét và rộng 1 mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, nút thắt sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi được cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy. Chính điều đó khiến cho Sampot có được đặc điểm riêng biệt không đất nước nào có được.
 Với trang phục Sampot thì cả nam và nữ ở đất nước Campuchia đều dùng được. Riêng phụ nữ thường kết hợp Sampot với Chang Pong – một mảnh vải màu sắc bất kỳ dùng để quấn, che phần ngực và để hở phần bụng trên.
6. Malaysia
Baju là trang phục truyền thống của đất nước Malaysia. Baju Kurung là trang phục cho phụ nữ và Baju Melayulà trang phục cho Nam giới.
 Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối, thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với 1 khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu.
Người Malaysia thường mặc quần áo truyền thống của họ khi có sự kiện đặc biệt như ‘Hari Raya’ hay đi cầu nguyện vào thứ sáu hàng tuần.
7. Myanmar
Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơmi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.
8. Việt Nam
Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam dành cho cả nam lẫn nữ. Có lẽ chưa có một văn bản nào quy định áo dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ nói đến phụ nữ việt nam thì không thể không nói đến áo dài.

Nguồn "taichinhcanhan.vn"